SOS là gì? Các công nghệ liên lạc khẩn cấp SOS trên đồng hồ định vị trẻ em
10:28 - 07/06/2021
Trong cuộc sống, hẳn bạn đã từng nghe thấy từ SOS hoặc nhìn thấy cuộc gọi SOS, tin nhắn khẩn cấp SOS trên điện thoại, nút khẩn cấp SOS trên đồng hồ định vị trẻ em hay trên những thiết bị vô tuyến điện báo bạn cũng sẽ thấy chữ SOS, đâu đâu bạn cũng thấy từ này xuất hiện. Vậy bạn có biết ý nghĩa thực sự của từ viết tắt này là gì không?
Nếu bạn cũng đang thắc mắc ý nghĩa của từ này là gì thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
SOS là tín hiệu mã Morse báo nguy hiểm và cầu cứu khẩn cấp |
SOS là gì ?
Rất nhiều người nghĩ rằng SOS là viết tắt của từ “save our souls” (cứu lấy linh hồn của chúng tôi) hay “save our ship” (cứu tàu của chúng tôi). Nhưng thực tế, hai cụm từ này không thực sự đại diện cho SOS và SOS không phải là một cụm từ viết tắt.
SOS là tín hiệu mã Morse báo nguy hiểm và cầu cứu khẩn cấp, đây là tín hiệu phát bằng vô tuyến điện báo hoặc bằng một cách phát khác thể hiện nhóm ký tự SOS, khi được sử dụng có nghĩa là có nguy hiểm nghiêm trọng, cấp bách đang đe dọa và yêu cầu trợ giúp.
Ban đầu, SOS được dùng như một mã Morse hàng hải khẩn cấp để báo hiệu sự cố, do người Đức nghĩ ra.
SOS thực chất không có nghĩa và không được xem là 3 kí tự riêng lẻ. Nó chỉ là một chuỗi mã Morse liên tục gồm ba dấu chấm, ba dấu gạch ngang và ba dấu chấm; tất cả chạy cùng nhau mà không có khoảng trắng hoặc điểm dừng. Do đó, một thông điệp mã SOS trong mã Morse chỉ đơn giản là . . . / – – – /. . .
Tuy nhiên, trong quy ước mã Morse quốc tế, do ba dấu chấm tạo thành chữ “S” và ba dấu gạch ngang tạo thành một chữ “O”, nên tín hiệu này được gọi là “SOS” để thuận tiện. Chính vì sự thuận tiện này, mà SOS dần trở thành một cụm từ đại diện cho sự cầu cứu dù là ở đất liền, trên tàu hay trên không.
Quy ước tín hiệu SOS được đề xuất lần đầu tiên tại Hội nghị Quốc tế về Liên lạc Điện tín trên biển ở Berlin năm 1906. Nó đã được cộng đồng quốc tế phê chuẩn năm 1908 và được sử dụng rộng rãi từ đó.
Không chỉ là tín hiệu mã hóa âm thanh, SOS còn được biết đến như tín hiệu cầu cứu bằng thị giác. Nếu bạn có một chiếc đèn pin, bạn có thể phát tín hiệu cầu cứu bằng một đoạn mã hóa gồm: ba lần nháy đèn ngắn, ba lần dài và tiếp đến là ba lần ngắn, giống như trong mã Morse.
Ngoài ra 3 chữ cái SOS có thể được vẽ lên mặt đất hoặc bất kỳ một bề mặt nào để phát đi tín hiệu cầu cứu. Vì 3 chữ cái này có thể nhìn ngược hoặc nhìn từ trên xuống vẫn không thay đổi. Do đó, nó là tín hiệu nguy hiểm và cầu cứu được sử dụng phổ biến nhất thế giới.
Không chỉ là tín hiệu mã hóa âm thanh, SOS còn được biết đến như tín hiệu cầu cứu bằng thị giác.
Ba chữ cái SOS có thể được vẽ lên mặt đất hoặc bất kỳ một bề mặt nào để phát đi tín hiệu cầu cứu
Sau này, với sự phát triển của các thiết bị liên lạc, một số cụm từ ngắn khác cũng được sử dụng với ý nghĩa cầu cứu. “Mayday” là một trong những tín hiệu cầu cứu bằng âm thanh phổ biến nhất sau SOS, được thông qua bởi Công ước Quốc tế vào năm 1927. “Mayday” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “m'aidez” (có nghĩa là giúp tôi).
Trong Thế chiến thứ 2, nhiều loại tín hiệu cảnh báo khác được sử dụng theo từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Ví dụ như SSS để cảnh báo bị tấn công bởi tàu ngầm, RRR để cảnh báo bị tấn công bởi máy bay chiến đấu, AAA để cánh báo máy bay ném bom, QQQ cảnh báo tàu chiến của địch.
Tàu Titanic đã phát đi tín hiệu SOS sau khi đâm phải tảng băng trôi, nhờ đó mà nhiều người được cứu sống khi một con tàu khác nhận được tín hiệu này.
Ngày nay, SOS được sử dụng phổ biến và có thể tìm thấy dễ dàng trên điện thoại của bạn, trên các thiết bị định vị, các thiết bị liên lạc dành cho người cao tuổi và trẻ nhỏ (như đồng hồ định vị hay đồng hồ thông minh).
Hiện nay, tất cả các loại đồng hồ định vị trẻ em (còn gọi là đồng hồ thông minh trẻ em, hay điện thoại thông minh đeo tay cho trẻ em) đều được gắn thêm nút SOS để giúp bé dễ dàng liên lạc với bố mẹ và người thân trong các tình huống khẩn cấp. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn hai công nghệ liên lạc khẩn cấp SOS phổ biến nhất đang được ứng dụng trên đồng hồ định vị trẻ em
Theo công nghệ này, khi gặp nguy hiểm, bé chỉ cần nhấn và giữ vào nút SOS trên đồng hồ trong khoảng 3 giây, đồng hồ sẽ tự động liên lạc với bố mẹ và người thân của bé theo cách thức như sau:
- Đồng hồ gửi một thông báo về vị trí của bé cho bố mẹ
- Đồng hồ tự động thực hiện cuộc gọi điện thoại đến một danh sách các số điện thoại khẩn cấp do bố mẹ cài đặt sẵn theo dạng xoay vòng cho đến khi có người nhấc máy (thường cho phép cài tối đa 3 số) để kết nối với người thân của bé.
Đây là phương pháp SOS sử dụng công nghệ cũ, được phát triển và ứng dụng phổ biến trong thời kỳ mạng internet còn chưa phát triển mạnh và công nghệ nhắn tin qua ứng dụng App còn lạc hậu.
2) Công nghệ liên lạc SOS bằng phát cảnh báo trên ứng dụng điện thoại (công nghệ mới)
- Ngay lập tức, đổng hồ gửi một thông báo đẩy SOS đến tất cả các điện thoại của bố, của mẹ và người thân của bé, kèm theo là thông báo vị trí định vị của bé;
- Đồng hồ tự động ghi âm lời nói của bé cùng các âm thanh xung quanh bé trong 15 giây. Ngay sau đó, đồng hồ gửi bản thu âm này đến tất cả các điện thoại của bố, của mẹ và người thân (người giám hộ) trong danh bạ của bé (không hạn chế về số lượng).
Nút khẩn cấp SOS công nghệ mới sử dụng công nghệ phát cảnh báo khẩn cấp qua ứng dụng điện thoại, giúp trẻ gửi tin báo khẩn cấp SOS cho bố mẹ và người thân kịp thời hơn và tin cậy hơn |