Con số cảnh báo: Trung bình có 7 trẻ em bị xâm hại mỗi ngày

09:28 - 07/06/2021

Theo báo cáo giám sát về phòng, chống xâm hại trẻ em của Đoàn giám sát của Quốc hội, 75% tổng số vụ xâm hại trẻ em được ghi nhận là xâm hại tình dục.

Theo Báo cáo kết quả giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em" từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019 của Đoàn giám sát Quốc hội khóa XIV, giai đoạn này có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý với 8.709 trẻ em bị xâm hại.

Trong đó, có 6.432 trẻ bị xâm hại tình dục; 857 trẻ bị bạo lực; 106 trẻ bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt; 1.314 trẻ bị xâm hại bằng các hình thức khác.

Đáng chú ý, riêng 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, với 1.400 em, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018 (1.779 trẻ). Tính trung bình cứ 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại.

Trung bình 1 ngày có 7 trẻ em bị xâm hại

 

Theo Đoàn giám sát, sự gia tăng đột biến này một phần phản ánh thực tế các vụ xâm hại trẻ em tăng, một phần do người dân, trẻ em có ý thức hơn trong việc tố giác, tố cáo hành vi xâm hại trẻ em, đồng thời công tác phát hiện, xử lý hành vi xâm hại trẻ em cũng được tăng cường hơn giai đoạn trước.

Trong các hình thức xâm hại trẻ em nổi lên gây bức xúc nhất trong giai đoạn này là xâm hại tình dục với 6.364 vụ và 6.432 trẻ em là nạn nhân, chiếm tới 75,38% tổng số vụ xâm hại trẻ em được công an các cấp tiếp nhận, xử lý. Cá biệt, có nhiều địa phương, số vụ trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm trên 90% tổng số vụ trẻ em bị xâm hại. Bạo lực trẻ em cũng xảy ra nhiều, hậu quả nghiêm trọng.

Phân tích về đối tượng xâm hại trẻ em, đoàn giám sát cho biết, gia đình vốn được xem là môi trường an toàn nhất với trẻ em, song vừa qua xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em ngay tại gia đình.

Nhiều địa phương, trẻ em bị xâm hại bởi chính người ruột thịt, người thân thích chiếm tỉ lệ cao. Theo thống kê của tổng đài 111 (trong tổng số các cuộc gọi đến), số vụ bạo lực trẻ em do người thân trong gia đình gây ra chiếm tới 65,88%.

Cũng theo kết quả giám sát, các vụ xâm hại trẻ em không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn, vùng còn khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, mà thời gian gần đây còn xảy ra nhiều ở các địa bàn kinh tế - xã hội phát triển. TPHCM và TP. Hà Nội là 2/10 địa phương có số trẻ em bị xâm hại nhiều nhất trong cả nước.

 

Số trẻ em bị xâm hại ngày càng tăng

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đánh giá, trong năm qua cùng sự quan tâm của các cấp các ngành, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em như quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, quyền được giáo dục, học tập, phát triển năng khiếu, quyền bí mật đời sống riêng tư. Các đối tượng xâm hại trẻ em đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một thực trạng nhức nhối diễn ra nghiêm trọng đó là tình hình xâm hại trẻ em. Tình trạng này đang là vấn nạn để lại hậu quả nặng nề không chỉ bản thân người bị hại mà còn ảnh hưởng cả gia đình và xã hội, không những ở vùng nông thôn, miền núi vùng sâu vùng xa mà ngay cả địa bàn kinh tế, xã hội đang phát triển cũng xảy ra.

Theo đại biểu: “Những con số đau lòng sau đây cho thấy ‘mảng tối’ của công tác phòng chống xâm hại trẻ em là đáng báo động. Khi mỗi ngày trung bình có 7 trẻ em bị xâm hại, 1 năm có 38 trẻ em bị giết hại, 133 trẻ em bị thương tích, 1286 trẻ em bị xâm hại và 84 trẻ em mang thai.

Qua thực tế cho thấy còn nhiều trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời, chưa đầy đủ xử lý nhất là các hành vi bạo lực gia đình xuất phát từ những người thân gây tổn hại về thể chất, tinh thần, sức khỏe cho trẻ em.

Công tác theo dõi thống kê chưa được đầy đủ, điều này phản ánh chưa đúng thực trạng trẻ em bị bạo hành và trách nhiệm của các ngành, các cấp về bảo vệ chăm sóc trẻ em không được quan tâm đúng mức.

Theo đại biểu, đối tượng xâm hại trẻ em rất đa dạng, có trình độ, tuổi tác, nghề nghiệp khác nhau. Nhiều đối tượng có mối quan hệ với trẻ như người ruột thịt, người thân thích và người quen biết với trẻ chiếm trên dưới 90%. Có đối tượng là giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục, cán bộ công chức viên chức người cao tuổi…

 

Cảnh báo tác động xấu của MXH đối với nạn xâm hại trẻ em

Những hạn chế, tồn tại trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em có nhiều nguyên nhân. Trong đó, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Nga cho biết, Đoàn giám sát của Quốc hội nhấn mạnh 9 nguyên nhân cơ bản.

Cụ thể là, một số cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nhận thức chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng, thậm chí, một số nơi còn coi nhẹ công tác này. Công tác quản lý nhà nước về phòng, chống xâm hại trẻ em có những nhiệm vụ còn chưa thực sự hiệu quả.

 

MXH là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm hại trẻ em

 

Quá trình triển khai thi hành Luật Trẻ em và các văn bản pháp luật có liên quan, một số cơ quan, địa phương, người có thẩm quyền chưa làm hết trách nhiệm; việc xử lý một số vụ việc xâm hại trẻ em còn chậm. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc phòng, chống xâm hại trẻ em trong nhiều trường hợp còn chưa hiệu quả. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương trong phòng, chống xâm hại trẻ em còn chưa chặt chẽ. Nguồn lực đầu tư cho công tác phòng, chống xâm hại trẻ em cả về cán bộ, cơ sở vật chất và kinh phí còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Cùng với đó là mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, kéo theo một số vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ em, đặt ra nhiều thách thức đối với công tác bảo vệ trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng. Những tác động xấu của mạng internet, mạng xã hội dẫn đến nhiều nguy cơ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Đặc điểm của các vụ xâm hại trẻ em phần nhiều xảy ra ở những nơi kín đáo, vắng vẻ, không có người chứng kiến, nhiều trẻ em là nạn nhân tuổi còn quá nhỏ, chưa nhận thức được đầy đủ sự việc; còn một số phong tục tập quán lạc hậu, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số chưa được xóa bỏ.

 

Cần bảo đảm giải quyết tình trạng xâm hại trẻ nhỏ lên tới 90%

Trên cơ sở kết quả giám sát, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có kiến nghị cụ thể đối với Ban Chấp hành Trung ương Đảng; 5 kiến nghị đối với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; 15 kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ thuộc Chính phủ; đồng thời có kiến nghị đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Trong đó, Đoàn giám sát nhấn mạnh một số giải pháp, kiến nghị, với Quốc hội, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật và tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Với Chính phủ, có giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại được chỉ ra trong Báo cáo của Đoàn giám sát, giảm số vụ xâm hại trẻ em. Ngay trong năm 2020, Đoàn giám sát yêu cầu Chính phủ cần ban hành theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo các Bộ ban hành các văn bản gồm: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em; Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường gia đình; Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường giáo dục; Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em; Quy trình giám định đặc thù đối với các vụ xâm hại tình dục trẻ em; Quy định về điều tra thân thiện đối với trẻ em.

Đoàn giám sát cũng đề nghị Bộ Công an bảo đảm tỷ lệ điều tra khám phá tội phạm đạt trên 90%; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bảo đảm ra quyết định truy tố đúng thời hạn và truy tố bị can đúng tội danh đạt 100%; Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm tỷ lệ giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em đạt trên 90%; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các địa phương thực hiện đầy đủ trách nhiệm Luật Trẻ em giao và tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống xâm hại trẻ em.

 

Sử dụng đồng hồ thông minh bảo vệ con trẻ mọi lúc mọi nơi

 

Trước thực trạng xâm hại trẻ em đang ngày càng gia tăng, nhiều bậc phụ huynh cho rằng, giải pháp tối ưu nhất chính là mua thiết bị định vị cho trẻ em. Bởi việc trang bị cho con một thiết bị định vị cá nhân cho trẻ giúp phụ huynh có thể vừa phòng ngừa, mà khi sự việc xảy ra, phụ huynh hoàn toàn có thể biết vị trí của con ở đâu, gọi điện liên lạc được với con và tìm ra kẻ bắt cóc. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồng hồ định vị thông minh giúp bố mẹ giám sát và kết nối với con cái mọi lúc mọi nơi. Đồng hồ thông minh myAlo chính là 1 trong những trợ thủ đắc lực giúp bố mẹ an tâm trong việc chăm sóc con cái. Hiện tại, myAlo có 2 dòng sản phẩm: KS62w và KS72C. Với các tính năng nổi bật như:
- Với những tính năng vượt trội, đồng hồ thông minh trẻ em myAlo sẽ là trợ thủ đắc lực giúp cha mẹ theo dõi và giữ liên lạc nhằm đảm bảo an toàn cho con trẻ:
- Liên lạc khẩn cấp SOS: giúp trẻ dễ dàng gửi đồng thời cho cả bố mẹ và người thân khi bé gặp nguy hiểm cần trợ giúp. Đồng hồ myAlo sẽ gửi đồng thời cho cả bố mẹ và người thân vị trí định vị của bé và file ghi âm 15 giây những yêu cầu của bé cùng âm thanh xung quanh (chức năng ghi âm SOS là công nghệ mới nhất chỉ có ở đồng hồ myAlo);
- Liên lạc đơn giản và dễ dàng: Đồng hồ myAlo lắp được SIM của tất cả các nhà mạng tại Vietnam, giúp bố mẹ và bé dễ dàng liên lạc với nhau bằng điện thoại và tin nhắn thoại;
- Giám sát bé từ xa: Bố mẹ có thể dễ dàng nghe được âm thanh xung quanh bé từ xa bằng cuộc gọi bí mật;
- Định vị vị trí của bé: Đồng hồ myAlo tích hợp đồng thời 3 công nghệ định vị GPS, Wifi và LBS giúp bố mẹ dễ dàng xác định vị trí của bé một cách tốt nhất;
- Vùng an toàn: Đồng hồ myAlo cho phép bố mẹ thiết lập nhiều vùng an toàn khác nhau cho bé bằng hàng rào điện tử, theo nhiều khung giờ khác nhau trong từng ngày như Nhà, Trường học, các CLB ngoại khóa ... Khi bé ra khỏi khu vực an toàn đã thiết lập, đồng hồ sẽ kích hoạt báo động và gửi thông báo cho cả cha mẹ và người thân thông qua ứng dụng.
- Chế độ không làm phiền: Đồng hồ myAlo cho phép thiết lập nhiều khung giờ học tập cho bé và cấm làm phiền bé trong giờ học (đồng hồ chuyển sang chế độ im lặng và khóa mọi chức năng, trừ chức năng SOS).
- Báo thức: Đồng hồ myAlo cho phép bố mẹ thiết lập nhiều lịch báo thức khác nhau để nhắc nhở bé;

- Kiểu dáng và Giao diện: Đồng hồ myAlo được thiết kế 9 bộ hình nền bắt mắt để bé tự do thay đổi. Với kiểu dáng đẹp và thời trang với nhiều màu sắc để bé lựa chọn. Đồng hồ myAlo được làm từ các chất liệu cao cấp theo tiêu chuẩn CE của liên minh Châu Âu mang đến sự an toàn cho trẻ;

- Ngôn ngữ: dễ dàng chuyển đổi Việt - Anh tiện lợi.
... và còn nhiều tính năng hữu ích khác cho bé và bố mẹ như: trò chơi toán học Bé thông minh, đếm bước chân, tích điểm thưởng trái tim cho bé, xem lịch sủ hành trình của bé ...

Hi vọng với thiết bị đồng hồ thông minh myAlo, sẽ giúp bố mẹ an tâm trong việc chăm sóc con cái và giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

myalo.com.vn

 

 

Các tin khác

  • Kỹ năng sống cho Trẻ mầm non: Top 12 kỹ năng cơ bản nhất cha mẹ nên biết
  • Kỹ năng sống cho trẻ: Cha mẹ dạy con nên làm gì khi bị lạc
  • Góc giải đáp: Có nên cho trẻ dùng đồng hồ thông minh?
  • Khi công nghệ làm "cứu tinh" trong việc chăm sóc trẻ nhỏ
  • Cẩm nang bảo vệ trẻ: 3 điều mẹ cần làm để con an toàn mọi lúc mọi nơi
  • Sản phẩm liên quan